Hướng Dẫn Cách Ngâm Lúa Cho Gà Chọi Và Cách Cho Ăn Lúa Ngâm

Cho gà ăn lúa cách tốt nhất là phải ngâm lúa trước khi cho ăn. Hiệu quả của phương pháp này đã được kiểm chứng cụ thể dưới góc độ khoa học. Quan trọng là người nuôi gà phải biết cách ngâm lúa cho gà chọi sao cho đúng kỹ thuật và bảo quản được lâu. Nếu như anh em nào đang gặp khó khăn về vấn đề ngâm thóc cho gà thì cũng đừng lo, bài viết dưới đây sẽ có đầy đủ những thông tin mà anh em cần biết.

Cho gà chọi ăn lúa ngâm có tác dụng gì?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia cũng như những người chơi gà đá có kinh nghiệm thì cho gà chọi ăn lúa ngâm vẫn là tốt nhất. Lý do cụ thể như sau:

Trong lúa có nhiều chất dinh dưỡng

Trong lúa  có đầy đủ các loại vitamin, tinh bột, chất xơ và nhiều loại khoáng chất khác. Với gà nói chung và gà đá nói riêng thì lúa chính là món khoái khẩu. Cho gà ăn thóc rất tốt nhưng tốt nhất là cho ăn lúa đã được ngâm. 

Lúa ngâm có thể làm cho cơ thê gà săn chắc hơn, dẻo dai hơn nhưng lại không bị tăng cân nhanh như ăn gạo.

Khoa học đã chứng minh hạt lúa  ngâm sẽ ngậm rất nhiều nước. Và dưới tác động của thời tiết và môi trường trong hạt lúa sẽ dần có sự chuyển hóa chất. Làm sản sinh ra những hợp chất mới rất có lợi cho gà. 

Dưới lớp vỏ trấu cũng còn tồn tại rất nhiều dưỡng chất mà nếu khi xay xát thành gạo những chất này sẽ ít nhiều bị mất đi. Cho nên khi vo gạo chúng ta được khuyến cáo không nên vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lớp vitamin B1 còn sót lại.

Trong lúa có nhiều chất dinh dưỡng

Ăn lúa ngâm đảm bảo được độ an toàn vệ sinh

Đơn giản là khi ngâm lúa chúng ta sẽ phải rửa lúa với nước sạch. Những hạt lúa lép, mốc đều sẽ bị loại bỏ. Lưu lại những hạt mẩy, chắc nhất mới cho gà ăn. Như vậy sẽ rất an toàn cho hệ tiêu hóa vốn mong manh của gà.

Ăn lúa ngâm rất dễ hấp thụ

Ở mỗi độ tuổi gà sẽ có những loại thức ăn riêng cho phù hợp. Nhưng riêng với lúa ngâm thì gà ở độ tuổi nào cũng có thể ăn được và hấp thụ tốt. Gà đòn, gà cựa hay gà thịt thì cũng đều không nên bỏ qua lúa ngâm. 

Gà thịt ăn lúa ngâm thì chất lượng thịt tăng lên. Gà đá ăn lúa ngâm thì cơ thể rắn rỏi, dẻo dai, gân cốt cứng cáp. Càng vào thời điểm gần đi thi đấu thì càng nên cho ăn để gà đá sung hơn.

Cách cho gà ăn lúa ngâm tốt nhất

Nên cho gà ăn lúa ngâm vào buổi sáng là tốt nhất. Chất dinh dưỡng có trong thóc sẽ cung cấp đủ năng lượng cho gà vận động trong một ngày dài. Buổi trưa là thời điểm thích hợp để bổ sung mồi tươi. Trong khi đó buổi tối thì nên cho gà ăn nhẹ nhàng chủ yếu là chất xơ. Vì vậy để cho gà có một chế độ ăn phù hợp, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thì anh em cần phân chia thời gian cũng như kết hợp thức ăn với tỷ lệ hợp lý nhất. Không phải cứ tốt là cho ăn nhiều. 

Cho ăn lúa nhìn chung là khá tốn kém. Nếu chăn nuôi với số lượng lớn thì không phải trang trại nào cũng đủ điều kiện cho gà ăn thường xuyên. Chỉ chủ yếu tập trung cho những con gà có khả năng đá tốt và cho ăn vào thời điểm gần thi đấu. 

Với những anh em chơi gà đá chỉ nuôi một đến 2 con thì cho gà ăn lúa cũng không phải chuyện to tát. Gà ăn lúa để khỏe mạnh, thi đấu tốt đạt thành tích cao thì đầu tư thêm một chút cũng xứng đáng.

Hướng dẫn cách ngâm lúa cho gà chọi

Có 2 cách cơ bản nhất để ngâm lúa cho gà chọi mà hiện nay đang được các sư kê áp dụng rất nhiều. Anh em có thể tham khảo hướng dẫn ở phần dưới đây và chọn cho mình cách làm phù hợp nhất. Nhưng lưu ý trước tiên muốn ngâm lúa thành công phải lựa chọn lúa thật kỹ. Những hạt được lựa phải to đều, hạt chắc và dày. 

Cách thứ nhất

  • Xử lý lúa trước khi đem đi ngâm, nhặt sạch những hạt mốc, sâu bệnh, loại bỏ đá vụn và các tạp chất khác. 
  • Dùng sàng để sàng sẽ có thể loại bỏ được hạt lép, mày thóc, cỏ, rác… lẫn trong lúa. 
  • Cho lúa vào ô, chậu sạch để ngâm. Đổ nước sao cho mực nước cách mặt lúa khoảng 5cm.
  • Cho thêm một chút muối vào nước rồi khuấy đều.
  • Có thể ngâm lúa qua đêm, nếu không thì phải ngâm ít nhất là 1 tiếng. 
  • Vớt lúa ra để ráo mới cho gà ăn. Cho gà ăn mỗi bữa với lượng vừa phải, không nên cho ăn no quá. Số lúa đã ngâm còn lại có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày. Không nên để lâu sẽ bị lên men.
  • Chú ý cho gà ăn điều độ để có thể kiểm soát được cân nặng.
Hạt lúa được lựa phải to đều, hạt chắc và dày

Cách thứ hai

Các bước thực hiện tương tự như cách thứ nhất. Chỉ khác là lúc vớt lúa ra khỏi nước, anh em hãy mang đi phơi từ 1 đến 2 nắng rồi cất vào nơi khô ráo, thoáng mát cho gà ăn dần. Cách làm này anh em có thể ngâm nhiều lúa cùng 1 lúc. Không cần phải ngâm hàng ngày như cách thứ nhất. Bảo quản tốt có thể để cho gà ăn dần từ 5 ngày đến 1 tuần. 

Lưu ý: Với loại lúa ngâm để lâu dù khuyến cáo là có thể ăn được từ 5 ngày đến 7 tuần. Nhưng anh em vẫn phải để ý vì tùy vào từng loại thời tiết. Với trời mưa ẩm lâu ngày lúa rất dễ bị mốc. Nếu thấy mốc thì không được cho gà ăn. 

Cách thứ hai này các bạn làm tương tự như cách làm thứ nhất nhưng khi ngâm lúa xong các bạn vớt lúa ra để ráo nước rồi đem phơi khô. Khi lúa đã khô, bạn bảo quản lúa trong túi nilon kín và cho gà ăn dần. Việc phơi khô lúa giúp bảo quản thóc mầm được lâu hơn và bạn có thể cho gà ăn trong khoảng 5 ngày mà không vấn đề gì. Nếu quá 5 ngày mà lúa không bị mốc thì bạn vẫn có thể cho gà ăn lúa mầm phơi khô đó nhưng nếu thấy có hiện tượng bị mốc thì không nên cho ăn nữa.

Cho gà chọi ăn lúa ngâm đúng cách 

Cho gà ăn lúa ngâm vào 2 khung giờ cố định trong ngày là sáng và chiều. Mùa hè buổi sáng cho ăn lúc 7h, buổi chiều là 17h. Mùa đông cho ăn lúc 8h sáng và chiều là 15h.

Quan sát lượng ăn của gà để điều chỉnh lượng lúa cho phù hợp. Chỉ cho ăn vừa đủ, cho nhiều quá vừa dư thừa lãng phí. Lượng lúa thừa lại trong máng, gà sẽ ăn rả rích cả ngày nên không có cảm giác đói, không muốn ăn những thức hơn khác.

Gà được cho ăn đúng bữa và sạch sẽ, chúng sẽ ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn và hệ tiêu hóa được đảm bảo. Gà ít ốm bệnh, khỏe mạnh, khi mắc bệnh lý đơn giản cũng sẽ tự khỏi được 

Ăn lúa mầm sẽ đủ dinh dưỡng cho gà và không bị thiếu chất xơ. Tuy nhiên thi thoảng bạn có thể cho ăn thêm rau củ sạch trong nhà hoặc cá tép nếu có.

Cho gà ăn lúa ngâm vào 2 khung giờ cố định trong ngày là sáng và chiều

BJ88 hy vọng với những thông tin được cung cấp ở phần trên của bài viết đã giúp anh em biết cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho chiến kê của mình được tốt hơn. Chúc anh em nuôi gà khỏe mạnh, thi đấu tốt mang lại lợi ích kinh tế cao. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết sau của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về thế giới gà đá nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *